www.tuyensinhhot.com
Chuyên trang tuyển sinh của hội giáo dục nghề nghiệp TP.HCM
Chọn đúng ngành, tìm đúng trường, sáng tương lai
Lượt truy cập
2 9 5 0 4 4 3

Tìm hiểu về kỹ thuật công trình thủy

Ngành Kỹ thuật công trình thủy là gì?

Là ngành học về thiết kế xây dựng các công trình thủy lợi, thủy điện, công trình bến cảng, công trình biển, công trình thủy công trong nhà máy đóng tàu, công trình bảo vệ bờ biển, hải đảo cũng như công trình ven thềm lục địa, khu vực cửa sông ven biển.

 

Ngành kỹ thuật công trình thủy học những gì?

– Đọc và giải thích được bản vẽ trắc địa công trình, bản vẽ kỹ thuật thi công;

– Trình bày được quy luật thuỷ triều và cách tính thuỷ triều;

– Biết lựa chọn đúng phương pháp kích kéo trong thi công;

– Trình bày được tác dụng của từng loại cốt thép trong kết cấu bê tông cốt thép, hiểu các quy định về mác bê tông, nêu đúng quy trình thi công và bảo dưỡng bê tông;

– Trình bày được cấu tạo cơ bản của nền móng công trình và phương pháp thi công phù hợp với từng loại móng, mố, trụ công trình;

– Trình bày được đặc điểm cấu tạo của các kết cấu công trình thuỷ, giải thích được vai trò của các bộ phận  kết cấu của công trình thuỷ;

– Biết được các phương pháp thi công và giải thích được quy trình công nghệ thi công các loại công trình thuỷ: cống, kè, cảng bến, âu tàu, triền tàu, đập;

– Trình bày được nội dung công tác quản lý, khai thác công trình thuỷ;

– Giải thích được các phương pháp đo đạc, khảo sát thiết kế công trình thuỷ;

– Trình bày được nội dung thực hiện các bài thí nghiệm vật liệu xây dựng;

– Nắm vững các biện pháp an toàn lao động, biết tổ chức vị trí làm việc đảm bảo an toàn lao động, bảo vệ môi trường.

 

Ngành kỹ thuật công trình thủy ra trường làm gì?

Sinh viên sau khi ra trường có thể làm việc tại:

  • Làm các công việc kỹ thuật, quản lý chất lượng.., tại các đơn vị sản xuất trong lĩnh vực Thủy lợi, Nông nghiệp, Thủy điện, Môi trường, Phòng chống thiên tai, Xây dựng cơ sở hạ tầng.
  • Tư vấn, thiết kế tại các đơn vị Tư vấn thiết kế Xây dựng Thủy lợi – Thủy điện, Quy hoạch và xây dựng cơ sở hạ tầng Nông thôn, Xây dựng công trình ven sông và bờ biển.
  • Làm việc ở các cơ quan quản lý có liên quan đến Dự án Thủy lợi, Thủy điện, Nông nghiệp, Thủy sản, Ban quản lý các lưu vực sông, Phòng chống lụt bão, Bảo vệ môi trường.
  • Thi công các công trình Thủy lợi, Thủy điện, Xây dựng cơ sở hạ tầng, Công trình ven bờ.

 

Ngành kỹ thuật công trình thủy cần những tố chất gì?

Để theo đuổi và thành công trong lĩnh vực Kỹ thuật công trình xây dựng, bạn cần những tố chất sau:
1/ Học khá các môn tự nhiên, có khả năng tính toán: Đây là một tố chất quan trọng vì điều này cho phép bạn nắm bắt, xử lý thông tin một cách mạch lạc, nhờ đó dễ dàng lập dự toán, thiết kế kỹ thuật, thẩm tra các thiết kế một cách chuẩn xác. Ngoài ra, sẽ là lợi thế nếu bạn nhanh nhạy, năng động và có tư duy logic tốt.
2/ Thích tìm tòi, học hỏi, đam mê kỹ thuật, thích làm việc trong lĩnh vực xây dựng: Thế giới không ngừng phát triển, những kiến thức hôm nay có thể chỉ vài ngày sau sẽ nhanh chóng trở thành lỗi thời. Do đó, ngành Kỹ thuật công trình xây dựng cần bạn phải liên tục trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ để bắt kịp với xu hướng mới, không bị tụt hậu so với thế giới.
3/ Am hiểu về kiến thức lịch sử và địa lý, có vốn văn hóa sâu rộng: Điều này sẽ giúp bạn thiết kế và xây dựng nên những công trình không chỉ đảm bảo kỹ thuật mà còn phù hợp với văn hóa và tập tục của từng vùng miền.
4/ Có tinh thần hợp tác, khả năng làm việc theo nhóm và chịu được áp lực công việc cao: Để hoàn thành một công trình xây dựng bao giờ cũng đòi hỏi sự phối hợp, chung sức của rất nhiều bộ phận khác nhau. Do đó, những người tham gia, bên cạnh năng lực làm việc và nghiên cứu độc lập, phải có khả năng làm việc theo nhóm, vừa thực hiện tốt phần việc của mình vừa góp phần hoàn thành công việc chung. Chính vì vậy yếu tố làm việc theo nhóm rất quan trọng.