www.tuyensinhhot.com
Chuyên trang tuyển sinh của hội giáo dục nghề nghiệp TP.HCM
Chọn đúng ngành, tìm đúng trường, sáng tương lai
Lượt truy cập
2 9 5 0 4 4 3

Tìm hiểu ngành kiến trúc cảnh quan

Ngành Kiến trúc cảnh quan là gì?

Kiến trúc cảnh quan liên quan đến việc lập kế hoạch phát triển, thiết kế, quản lí, bảo tồn và phục chế lại cảnh quan của khu vực và địa điểm xây dựng của con người. Phạm vi hoạt động của kiến trúc cảnh quan liên quan đến thiết kế kiến trúc, thiết kế tổng mặt bằng, phát triển bất động sản, bảo tồn và phục chế môi trường, thiết kế đô thị, quy hoạch đô thị, thiết kế các công viên và các khu vực nghỉ ngơi giải trí và bảo tồn di sản. Người hoạt động trong lĩnh vực kiến trúc cảnh quan được gọi là kiến trúc sư cảnh quan.

 

Ngành Kiến trúc cảnh quan học gì?

– Kỹ sư kiến trúc cảnh quan có hiểu biết tổng hợp về các lĩnh vực có liên quan đến ngành thiết kế kiến trúc cảnh quan nhất là: kỹ thuật, quy hoạch, thực vật, sinh thái và nghệ thuật.
– Kỹ sư kiến trúc cảnh quan có khả năng thiết kế, quy hoạch, quản lý cảnh quan và sử dụng thành thạo các phương pháp, công cụ thể hiện bằng tay và máy.

 

Một số môn học thú vị mà ngành kiến trúc cảnh quan mang lại trong quá trình học của sinh viên: Thực vật học, Hình học họa hình, mĩ thuật cơ sở, thổ nhưỡng, thực vật đô thị, kết cấu công trình, sức bền vật liệu, sinh thái cảnh quan, kĩ thuật hạ tầng cảnh quan, kĩ thuật cây xanh trong kiến trúc cảnh quan, ..vv..

 

Ngành kiến trúc cảnh quan ra trường làm gì?

Tốt nghiệp ngành học này bạn có nhiều cơ hội phát triển nghề nghiệp tại các cơ quan tư vấn, nghiên cứu hoặc thiết kế như: Các Công ty kiến trúc – quy hoạch – xây dựng, các công ty công viên và cây xanh, công ty quản lý công trình công cộng ở các đô thị, các khu du lịch, khu chế xuất, khu công nghiệp, sân golf, các vườn quốc gia và các công ty thiết kế cảnh quan của tư nhân…

 

Ngành kiến trúc cảnh quan cần có những tố chất gì?

  • Có năng kiếu vẽ
  • Có tính sáng tạo, óc thẩm mĩ
  • Biết vươn lên và luôn nỗ lực học hỏi
  • Kiên trì, bền bỉ, chịu áp lực với công việc