www.tuyensinhhot.com
Chuyên trang tuyển sinh của hội giáo dục nghề nghiệp TP.HCM
Chọn đúng ngành, tìm đúng trường, sáng tương lai
Lượt truy cập
2 9 5 0 4 4 3

Tìm hiểu về nghề làm cán bộ địa chính

 

1. Cán bộ địa chính là ai?

Cán bộ địa chính là làm về công tác quản lý đất đai, lập hồ sơ địa chính phục vụ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, hộ gia đình cá nhân. Ví dụ như công chức địa chính xã, cán bộ phòng Tài nguyên và môi trường hay Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.

Nghề này yêu cầu bạn có kiến thức liên quan quản lý nhà nước về tài nguyên đất, đánh giá, phân hạng đất, thiết lập bản đồ; đồng thời, nghiên cứu các giải pháp kinh tế kỹ thuật, thực hiện các phương án sử dụng đất đai, giải quyết tranh chấp, đền bù đất nông thôn và đô thị.

Đối với mỗi đặc trưng các công viên trong tương lai mà cán bộ địa chính cần trau dồi thêm các kiến thức như bất động sản, địa ốc, cũng như rèn luyện những kỹ năng mềm quan trọng như: giao tiếp, khả năng truyền đạt thông tin, khả năng làm việc nhóm, hay giải quyết các vấn đề phát sinh trong thực tiễn một cách độc lập và hiệu quả…

2. Cán bộ địa chính làm gì?

Cán bộ địa chính xã, phường, thị trấn (gọi chung là cán bộ địa chính xã) giúp Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) thực hiện quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường trong phạm vi xã, chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Tài nguyên và Môi trường và cơ quan chuyên môn giúp Uỷ ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường.

Cán bộ địa chính xã có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

  • Lập văn bản để Ủy ban nhân dân cấp xã trình Ủy ban nhân dân cấp huyện về quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất hàng năm, giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật;
  • Trình Uỷ ban nhân dân cấp xã kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt và theo dõi kiểm tra việc thực hiện;
  • Thẩm định, xác nhận hồ sơ để Uỷ ban nhân dân cấp xã cho thuê đất, chuyển đổi quyền sử dụng đất, đăng ký giao dịch bảo đảm đối với quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân theo quy định của pháp luật;
  • Thực hiện việc đăng ký, lập và quản lý hồ sơ địa chính; theo dõi, quản lý biến động đất đai; chỉnh lý hồ sơ địa chính; thống kê, kiểm kê đất đai;
  • Tham gia hòa giải, giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về tài nguyên và môi trường theo quy định của pháp luật. Phát hiện các trường hợp vi phạm pháp luật về quản lý tài nguyên và môi trường, kiến nghị  với Uỷ ban nhân dân cấp xã và các cơ quan có thẩm quyền xử lý
  • Tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện pháp luật về bảo vệ tài nguyên và môi trường; tổ chức các hoạt động vệ sinh môi trường trên địa bàn;
  • Quản lý dấu mốc đo đạc và mốc địa giới; bảo quản tư liệu về đất đai, đo đạc và bản đồ;
  • Báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ về các lĩnh vực công tác được giao cho Uỷ ban nhân dân cấp huyện và cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường.

3. Cán bộ địa chính làm việc ở đâu?

 

Cán bộ địa chính có khả năng đảm nhiệm công tác quản lý và điều hành như cán bộ nghiên cứu, cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật.

  • Làm cán bộ công chức, viên chức hay cán bộ kỹ thuật tại các cơ quan hành chính nhà nước từ Trung ương đến cấp huyện, cấp xã về lĩnh vực Quản lý đất đai như: Bộ Tài nguyên – Môi trường, Sở Tài nguyên – Môi trường các tỉnh, Các Trung tâm kỹ thuật tài nguyên, Trung tâm phát triển quỹ đất, văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh, Phòng Tài nguyên – Môi trường, Văn phòng đăng ký, trung tâm phát triển quỹ đất các quận/huyện, Cán bộ Địa chính xã/phường.
  • Chuyên viên cho các UBND các cấp Tỉnh/Thành Phố, Quận/huyện; các Viện nghiên cứu như: Viện nghiên cứu Địa chính, Viện Tài nguyên – Môi trường, Viện Quy hoạch – Thiết kế, Cục đo đạc bản đồ, Cục Quản lý đất đai, Chi cục Quản lý đất đai các tỉnh, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Khoa học Công nghệ, Sở Nội vụ, Sở Nông nghiệp và PTNT.
  • Làm cán bộ công chức, viên chức hay cán bộ kỹ thuật tại các Chi cục, Trung tâm hoặc Văn phòng như: Chi cục quản lý đất đai, Chi cục môi trường, Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên đất và Môi trường; Trung tâm khai thác và kinh doanh bất động sản; các Khu Công nghiệp; Khu Kinh tế…
  • Làm tư vấn cho các công ty như: Công ty đo đạc, Công ty môi giới và định giá bất động sản; các dự án liên quan đến đất đai và bất động sản, các đơn vị thẩm định giá (ngân hàng, công ty thẩm định giá…).
  • Làm giảng viên, giáo viên hay nghiên cứu viên tại các Viện nghiên cứu thuộc lĩnh vực Quản lý đất đai, Các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, các Cơ sở giáo dục đào tạo có các ngành nghề về nông nghiệp, Hiệp hội, trung tâm dạy nghề.

4. Học nghề cán bộ địa chính ở đâu

Ở Việt Nam, 1 số trường đào tạo khoa quản lý đất đai với điểm chuẩn 3 năm trở lại đây như sau: Đại học Tài Nguyên và Môi Trường Hà NộiĐại học Tài Nguyên và Môi Trường TpHCM.